Những gì còn sót lại của một xác ướp “diều hâu” 2100 năm tuổi ở Ai Cập thực chất chính là một bé trai chết non do thiếu một phần não khi sinh (chứng Anencephaly)

Đây là trường hợp hiếm gặp vì não và hộp sọ cậu bé đã không thể phát triển nổi. “Toàn bộ phần đầu hộp sọ đã không được thành hình,” Andrew Nelson – nhà khảo cổ sinh vật học và giáo sư ngành nhân chủng học tại Đại học Western Ontario – phát biểu. “Các đốt sống của cậu bé đã không khít với nhau và tiểu cốt nhĩ lại nằm phía sau đầu,” ông cho biết thêm. Đây là 1 trong 2 xác ướp duy nhất được phát hiện ở Ai Cập mắc phải hội chứng Anencephaly.

Lớp vỏ bọc ngoài khiến xác ướp có hình dạng trông giống diều hâu. Ảnh: Bảo tàng Maidstone Museum

Lớp vỏ bọc ngoài khiến xác ướp có hình dạng trông giống diều hâu. Ảnh: Bảo tàng Maidstone Museum

Xác ướp được đưa tới Bảo tàng Maidstone ở Anh (năm 1925) bởi một bác sĩ bản địa, và thỉnh thoảng được trưng bày ở đó. “Nhiều người đã nghĩ đây là một xác ướp diều hâu dâng lên thần linh bởi lớp bọc ngoài [cartonnage] mà người Ai Cập thường sử dụng để đặt xác ướp vào trong”, Nelson nói. Vỏ bọc ngoài này bao gồm nhiều lớp vải lanh hoặc giấy cói trát thạch cao và một bức ảnh chụp cho thấy phần đầu của xác ướp có hình dạng hơi giống chim diều hâu.

Nelson cùng với một nhóm các nhà khoa học đã nghiên cứu xác ướp bằng kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính (micro CT scanning) và thu được những hình ảnh độ phân giải cao về xác ướp thai nhi nhỏ bé này mà không cần phải tháo bỏ lớp vỏ bọc ngoài. Từ đó, họ phát hiện ra đây là một đứa trẻ chết yểu ở 23 -28 tuần tuổi. “Việc gia đình mất con và nhất là lại còn sinh ra một đứa trẻ kỳ dị, ắt hẳn phải là những giây phút bị kịch,” Nelson nhận định. “Vì vậy, đây có lẽ là một cá thể hết sức đặc biệt.”

Dường như xác của đứa bé đã được ướp rất cẩn thận, những nhà nghiên cứu cho biết. Hơn nữa, lớp vỏ bọc ngoài còn được in hình Osiris – vị thần cai trị cõi âm của Ai Cập, nằm trên khung một cỗ áo quan còn gọi là kiệu khiêng quan tài, cùng với nữ thần Iris và Nephthys đứng cạnh. Một con “ba-bird” – loài chim có đầu giống như người, được vẽ đang bay qua Osiris, và ở phía bên trên là con mắt của Udjat – biểu tượng của sự che chở và sức khỏe,” Nelson nói.

Xác ướp quyền năng?

Có lẽ xác ướp được kỳ vọng mang một quyền năng nhất định nào đó, bởi vì nó mới chỉ là một bào thai – Nelson suy đoán. “Điều này gợi lại câu chuyện có từ thời La Mã cổ đại, khi một người nông dân than vãn về kẻ nào đó đã ăn trộm hết hạt giống và sử dụng một thai nhi để ngăn chặn anh ta đuổi bắt”. Trong truyện, kẻ trộm đã ném một thai nhi có quyền năng cực lớn về phía người nông dân và dân làng, khiến họ đông cứng và không thể cử động,” ông cho biết. “Không ai biết liệu xác ướp có được chôn cất ở đâu, theo cách nào, hoặc liệu có phải người ta đã cố tình lạm dụng đức tin về quyền năng đi cùng nó?”, ông nói.

Một xác ướp khác và cũng là trường hợp thứ 2 duy nhất mắc chứng Anencephaly được tìm thấy ở Ai Cập bởi nhà động vật học người Pháp Etienne Geoffroy Saint Hilaire (năm 1826) và “tại một nơi đầy xác ướp khỉ đầu chó.”

Công việc chụp cắt lớp vi tính trên xác ướp đã được thực hiện tại Trung tâm đo lường Nikon ở Anh. Trong khi Nelson cùng các cộng sự đã trình bày khám phá tại Đại hội Thế giới về những Nghiên cứu trên Xác ướp kỳ dị tổ chức ở quần đảo Canary (Tây Ban Nha).